Chiều 9/11/2023, tại Trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM diễn ra Hội nghị lần thứ nhất Hội đồng hiệu trưởng các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn TP.HCM (Hội đồng hiệu trưởng) và Lễ kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 2023.
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, Chủ tịch Hội đồng hiệu trưởng dự và chủ trì hội nghị. Hội nghị còn có ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thành phố, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng hiệu trưởng; lãnh đạo các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn TP.HCM dự.
Đào tạo ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao
Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng hiệu trưởng cho biết, trên địa bàn thành phố hiện có 376 cơ sở GDNN với quy mô đào tạo các trình độ nghề tính đến hết tháng 9/2023 đạt trên 430.000 người học (cao đẳng 194.310 người, trung cấp 131.358 người; trình độ sơ cấp – đào tạo thường xuyên là 105.022 người).
Số lao động đang làm việc đã qua đào tạo 4.430.201 người/5.094.285 lực lượng lao động, đạt tỷ lệ 86,96% (chỉ tiêu năm 2023 là 86,45%).
Kết quả dạy và học, công tác phân luồng hướng nghiệp, tuyển sinh của các cơ sở GDNN đạt nhiều tích cực trong … Cùng với đó, thầy và trò các trường nghề năm qua đã gặt hái được nhiều thành tích cao tại các kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia, quốc tế.
Tuy nhiên, kết quả tuyển sinh ở các nghề đào tạo ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thể kết quả tuyển sinh hàng năm của các cơ sở GDNN trên địa bàn Thành phố. Việc này dẫn đến đa phần người lao động khó thích ứng với sự thay đổi nhanh của khoa học công nghệ so với nhân lực có trình độ trung cấp, cao đẳng.
Công tác số hóa, chuyển đổi số chưa được các cơ sở GDNN quan tâm thực hiện đầy đủ. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở GDNN có cơ sở vật chất xuống cấp, phương tiện kỹ thuật dạy học lạc hậu, diện tích đất nhỏ, không đảm bảo diện tích tối thiểu theo quy định…
Ông Lê Văn Thinh nhấn mạnh, để giúp cơ sở GDNN trên địa bàn Thành phố phát triển, ngoài việc ngành và các đơn vị thực hiện nghiêm Kế hoạch số 267-KH/TU ngày 21/9/2023 (Kế hoạch số) của Ban Thường vụ Thành uỷ TP.HCM đã ban hành về Tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 4/5/2023 (Chỉ thị số 21-CT/TW) của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng GDNN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Thành phố với 8 nhiệm vụ cụ thể.
Trong năm 2024, Hội đồng hiệu trưởng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, hướng nghiệp GDNN; các trường có trách nhiệm cung cấp thông tin về người học sau tốt nghiệp tại đơn vị (số lượng cụ thể ở từng nghề, từng trình độ đào tạo) theo hướng dẫn của Sở để tạo lập cơ sở dữ liệu lĩnh vực GDNN về cung lao động đã qua đào tạo nghề.
Cùng với đó, các Tiểu ban chuyên gia theo nhóm ngành của Hội đồng hiệu trưởng thực hiện tổ chức các sàn giao dịch việc làm, ngày hội tuyển dụng để kết nối cung – cầu lao động của doanh nghiệp theo nhóm ngành tương ứng. Thiết lập các cơ chế phối hợp, gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong từng nhóm ngành để kịp thời cung ứng nguồn nhân lực theo nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, xã hội.
Tham gia tham luận tại hội nghị về lĩnh ngành cơ khí, TS. Lê Đình Kha, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng kỹ thuật Cao Thẳng cho biết, ngành cơ khí – tự động hóa được Thành phố đặt ra mục tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 87% vào năm 2025 và đạt 89% vào năm 2030. Tuy nhiên, các cơ sở GDNN đào tạo nguồn nhân lực cơ khí – tự động hóa không nhiều, nhân lực đào tạo chưa đáp ứng về số lượng theo yêu cầu của của xã hội.
Theo đó, Thành phố cần có chế độ, chính sách ưu việt trong xây dựng đội ngũ nhà giáo theo hướng chuẩn hoá, bảo đảm về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chất lượng kỹ năng nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của thị trường lao động. Khuyến khích, nâng cao vai trò, trách nhiệm và uy tín của các hiệp hội nghề nghiệp Cơ khí – Tự động hóa trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho mục tiêu mà Thành phố đã đề ra.
Th.S Võ Long Triều cho biết, trên địa bàn Thành phố hiện có khoảng 5.500 doanh nghiệp hoạt động chuyên ngành điện tử – CNTT và gần 2.000 doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó số doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực CNTT khoảng hơn 1.400 doanh nghiệp (chiếm 70%). Để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, trường nghề cần xây dựng tốt cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập; cải tiến nội dung và phương thức đào tạo thực hiện đào tạo lại, đào tạo hoàn thiện nguồn nhân lực CNTT theo nhu cầu đăng ký của xã hội.
Theo Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức, đặc điểm ngành CNTT là vòng đời sản phẩm ngắn, công nghệ thay đổi liên tục, do đó đào tạo bổ cập là việc tất yếu. Có thể thực hiện đào tạo lại thông qua việc tổ chức đào tạo tại chỗ, đào tạo qua công việc hoặc thuê các đơn vị đào tạo có uy tín tham gia vào quá trình đào tạo của trường.
Th.S Võ Thị Mỹ Vân đưa ra ý kiến đề xuất, Thành phố tạo điều kiện mở rộng các chương trình liên kết quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực du lịch để các nhà giáo trong ngành được học hỏi kinh nghiệm ở nước bạn. Sau khi về có thể triển khai cho sinh viên. Có chế độ hỗ trợ cho cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong việc gắn kết phối hợp đào tạo đáp ứng nhu cầu phục hồi và phát triển ngành du lịch hậu Covid -19.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND Thành phố, khẳng định thành phố là trung tâm GDNN lớn của cả nước với gần 200.000 người tốt nghiệp các trình độ nghề/năm, đạt gần 87% trình độ người lao động trên cả nước được đào tạo hàng năm. Tuy nhiên, thế mạnh này chưa được phát huy hiệu quả do vẫn còn trùng lắp trong đào tạo ngành, nghề, chưa phát huy được thế mạnh mũi nhọn riêng trong đào tạo của từng trường…
Đáng lo và rất trăn trở là số người lao động qua đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp chưa cao; đây là trách nhiệm cũa Hội đồng hiệu trường phải tìm ra giải pháp khắc phục bất cập này.
Cùng với đó, mỗi cơ sở GDNN cần tự rà soát, đánh giá thực trạng của mình một cách thực chất nhất, trung thực nhất. Qua đó, đề ra chiến lược, kế hoạch, lộ trình để khắc phục triệt để các thiếu sót, hạn chế. Cùng với đó xác định các lĩnh vực trọng điểm để tập trung đào tạo, tránh trường hợp đào tạo đa ngành, thiếu định hướng…
Ông Dương Anh Đức nhấn mạnh, nhiệm vụ quan trọng trước mắt là Sở LĐ-TB&XH Thành phố tiếp tục cùng phối hợp chặt chẽ với các tiểu ban trong Hội đồng hiệu trưởng đúc kết, tham mưu cho UBND Thành phố trong công tác qui hoạch, sắp xếp lại các trường nghề theo Chỉ thị 21 của Ban Bí thư và Kế hoạch 267 của Ban Thường vụ Thành uỷ TP.HCM.
Trong không khí trang trọng tại hội nghị, hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2023, ông Dương Anh Đức thay mặt lãnh đạo Thành phố gửi lời tri ân, chúc sức khoẻ, hạnh phúc đến các thầy cô giáo đang công tác tại các cơ sở GDNN và tặng hoa chúc mừng các thầy cô giáo khối GDNN dự hội nghị.
Kế hoạch số 267 của Ban Thường vụ Thành uỷ TP.HCM đã ban hành về Tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng GDNN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn TP.HCM. Với mục tiêu phấn đấu từ nay đến năm 2030 đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề quốc gia; chủ động tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc gia, trong đó một số nghề tiếp cận trình độ các nước trong khu vực ASEAN-4.
Tầm nhìn đến năm 2045 đặt ra là GDNN trên địa bàn Thành phố đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao, trở thành địa phương phát triển hàng đầu về GDNN trong nước, trong khu vực ASEAN và bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới, có năng lực cạnh tranh vượt trội ở một số lĩnh vực, ngành, nghề đào tạo. Đồng thời trong Kế hoạch đề ra các mục tiêu cụ thể, thu hút 45-50% HS tốt nghiệp THCS và THPT vào hệ thống GDNN; HSSV nữ đạt trên 35% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh mới.
8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nâng tầm giáo dục nghề nghiệp
Để thực hiện các mục tiêu này, Ban Thường vụ Thành uỷ TP.HCM đề ra 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm triển khai, thực hiện.
Thứ nhất, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về đổi mới, phát triển GDNN là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài.
Thứ hai, rà soát, bổ sung, xây dựng chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về GDNN, bảo đảm gắn với thị trường lao động theo hướng mở, liên thông, hiện đại, hội nhập và thích ứng. Tăng cường nghiên cứu khoa học GDNN theo hướng ứng dụng và chuyển giao công nghệ với sự tham gia của người học, nhà giáo, chuyên gia, nghệ nhân, người sử dụng lao động.
Thứ ba, đẩy mạnh phổ cập nghề cho thanh niên, công nhân, nông dân và người lao động thông qua các hình thức hỗ trợ phù hợp, đơn giản hoá các thủ tục hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, nhất là người thuộc hộ nghèo, cận nghèo tham gia học nghề, từ đó ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững. Phát triển cơ sở GDNN tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở GDNN trong doanh nghiệp.
Thứ tư, tiếp tục rà soát, sắp xếp các cơ sở GDNN công lập thuộc thành phố theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; sắp xếp, tổ chức mạng lưới cơ sở GDNN theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, dễ tiếp cập, đa dạng về loại hình, hình thức tổ chức, phân bố hợp lý về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp, nhất là nhân lực chất lượng cao. Phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng GDNN tiếp cận “quản lý rủi ro” và đẩy mạnh công tác “hậu kiểm”.
Thứ năm bảo đảm “học đi đôi với hành… Thứ sáu, nâng cao hiệu quả liên kết, hợp tác về GDNN giữa Nhà nước – Nhà trường – Nhà doanh nghiệp, người sử dụng lao động, các tổ chức chính trị – xã hội.
Thứ bảy, tăng ngân sách Nhà nước cho GDNN hàng năm, ưu tiên phân bổ ngân sách trong các chương trình, dự án của quốc gia, ngành, địa phương. Ưu tiên đầu tư đồng bộ cho các cơ sở GDNN chất lượng cao, đặc biệt các cơ sở thực hiện chức năng đào tạo và thực hành, cơ sở có nghề trọng điểm, nghề kỹ thuật cao, nghề “xanh”.
Cuối cùng là mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác toàn diện giữa TPHCM với các nước trong khu vực và trên thế giới, với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực GDNN; đẩy mạnh đàm phán, ký kết, triển khai các thoả thuận, chương trình hợp tác với đối tác quốc tế, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam trong việc hỗ trợ các cơ sở GDNN, hỗ trợ HSSV nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
Tổng hợp
100% sinh viên cá độ bóng đá trực tuyến uy tín ektomorf được bảo đảm việc làm
Tại cá độ bóng đá trực tuyến uy tín ektomorf , học viên sẽ được đào tạo chính quy bậc Trung cấp chuyên nghiệp. Đảm bảo 100% việc làm cho học viên tại các doanh nghiệp liên kết. Chất lượng đào tạo uy tín hàng đầu lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng hơn 1.500 học viên Trung cấp – Đại học mỗi năm.
cá độ bóng đá trực tuyến uy tín ektomorf được thành lập từ năm 2005, với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Cùng liên kết với các doanh nghiệp, bệnh viện lớn để tạo điều kiện cho học viên với tiêu chí “Đào tạo gắn với doanh nghiệp và việc làm”. Là một đơn vị đào tạo vô cùng uy tín, chất lượng tại khu vực TPHCM và TP. Biên Hòa.
Tham khảo chương trình đào tạo các ngành của cá độ bóng đá trực tuyến uy tín ektomorf tại đây
Đối tượng và thời gian đào tạo:
- Tốt nghiệp THCS: Học 2,5 năm
- Tốt nghiệp THPT: Học 1,5 năm
- Tốt nghiệp Trung cấp trở lên: Học 1 năm
Xem thêm thông tin tuyển sinh tại: //onggie.com/tuyen-sinh/
TRƯỜNG TRUNG CẤP MAI LINH
Tổng đài tư vấn: 1900 8011
Kênh giải đáp trực tuyến:
TP. HỒ CHÍ MINH: Số 302, Lê Thị Riêng, phường Thới An, quận 12
Tel: (028) 62979 888 – (028) 62978 999 – Hotline: 0939 199 789
ĐỒNG NAI:
Địa chỉ 1: 39 Đường 30/4, Phường Trung Dũng, TP. Biên Hòa Tel: (0251) 3827 888 – Hotline: 0333 199 789
Địa chỉ 2: 94 Đồng Khởi, Phường Tân Hiệp, TP. Biên Hòa Tel: (0251) 2814 888 – Hotline: 0834 199 789